Tời điện là một thiết bị được sử dụng để nâng hạ nhằm thay thế sức người trong công việc Do đó khi dùng cần phải kiểm tra tời điện đúng định kỳ để đảm bảo được độ an toàn cho người lao động. Vậy quy trình kiểm tra tời điện được thực hiện như thế nào? Cùng tham khảo qua bài viết bên dưới đây nhé!

1. Tời điện là gì?

Tời điện là một thiết bị được dùng để nâng hạ thay thế sức người lao động khi di chuyển hàng hoá có khối lượng lớn. Tời điện được thiết kế có thể dùng dây xích hoặc cáp được cuốn xung quanh tang để nâng và hạ giúp tiết kiệm chi phí và sức người. Máy tời điện được dùng rất phổ biến tại các nhà xưởng, kho bãi….

Cấu tạo chung của tời điện
Cấu tạo chung của tời điện

>> Xem thêm: Cách tính tải trọng an toàn của cáp tải và dây xích

2. Phân loại tời điện?

Tời điện được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như:

2.1 Dựa theo điện áp

  • Tời điện 1 pha dùng điện áp 220V để hoạt động
  • Tời điện 3 pha dùng điện áp 380V để hoạt động
  • Tời điện ắc quy dùng điện 12V hoặc 24V để hoạt động.

2.2 Dựa theo cách lắp đặt

  • Tời điện treo có kích thước nhỏ giúp người dùng có thể di chuyển dễ dàng.
  • Tời điện kéo được lắp cố định trên đất hoặc ở trên các bệ đỡ.
  • Tời điện đa năng cũng được lắp đặt ở trên mặt đất hoặc các khung dầm.

2.3 Dựa theo tải trọng

Ngoài ra tời điện còn có thể phân loại dựa theo tải trọng:

  • Tải trọng nhỏ: Tời điện có sức nâng dưới 500kg.
  • Tải trọng trung bình: Tời điện có sức nâng từ 500kg cho đến 1 tấn.
  • Tải trọng lớn: Tời điện có sức nâng trên 1 tấn.

3. Tời điện có đặc điểm gì?

Dưới đây là một số đặc điểm của tời điện mà bạn không nên bỏ qua như:

3.1 Nhiều loại đa dạng

Tời điện có trọng tải rất đa dạng khi sử dụng từ 50kg cho đến 1 tấn. Do đó có thể nâng được hàng chục tấn thích hợp sử dụng với công việc nâng hạ khác nhau.

Một số mẫu tời điện bán chạy tại Việt Phát
Một số mẫu tời điện bán chạy tại Việt Phát

Bên cạnh đó hiên nay trên thị trường có rất nhiều dòng máy chất lượng với mức giá khác nhau. Khi mua bạn cần lựa chọn và tìm hiểu kỹ mọi thông tin.

3.2 Tính linh hoạt cao

Tời điện có tính linh hoạt rất cao có cả tời kéo, tời điện đa năng và tời treo mini. Còn có cả dòng sử dụng điện 1 pha và 3 pha rất phù hợp với các điều kiện lắp đặt khác nhau.

3.3 Hiệu suất làm việc cao

Tời điện hoạt động dựa vào động cơ điện thay vì lực tay người các loại tời quay tay. Máy tời điện có thể nâng và hạ với tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Giúp người dùng đẩy nhanh được tiến độ công việc, thực hiện được khối lượng công việc lớn trong thời gian ngắn.

4. Quy trình kiểm tra tời điện mới nhất 2023

Để kiểm tra và Vệ sinh tời điện bạn cần thực hiện theo quy trình bên dưới đây:

4.1 Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

  • Kiểm tra các vị trí lắp đặt, bảng hướng dẫn sử dụng, hệ thống điện, mặt bằng và khoảng cách an toàn…
  • Xem xét và kiểm tra các cơ cấu và bộ phận của thiết bị.
  • Kiểm tra cáp tải hoặc xích
  • Kiểm tra cơ cấu nối móc của tời điện
  • Kiểm tra ly đỡ
  • Hộp giảm tốc
  • Động cơ điện
  • Tang quấn cáp, các thiết bị đi kèm
  • Hệ thống tiếp đất và hệ thống chống sét.

4.2 Thử không tải

Tiến hành kiểm tra thử không tải các thiết bị gồm có: cơ cấu và các trang thiết bị điện, phanh, hãm, thiết bị an toàn, tín hiệu âm thanh và chiếu sáng…Các phép thử ở trên chỉ nên thực hiện không quá 3 lần.

4.3 Chế độ thử tải

Thử tải tĩnh

Tải trọng thử 125% SWL hoặc 125% Q(sd) trong đó:

SWL: là tải trọng làm việc an toàn của thiết bị khi hoạt động

Q(sd): Tải trọng sử dụng theo yêu cầu không lớn hơn tải trọng thiết kế và cần phải phù hợp với chất lượng của thiết bị.

Khi nâng tải kiểm tra sự hoạt động của hệ thống nên hạn chế sự quá tải ở vị trí này. Thiết bị khống chế quá tải cần phải ngăn chặn được cơ cấu tiếp tục hoạt động khi vượt quá giới hạn an toàn cho phép và các cơ cấu đó làm việc theo hướng ngược lại để đưa được tải về vị trí an toàn.

Treo tải lần lượt tại hai vị trí có tầm với nhỏ nhất và lớn theo đặc tính của thiết bị.

Thử tải động

Khi thử tải động thiết bị cần phải tiến hành với tải thử 110% của trọng tải thiết kế hoặc các tải do đơn vị đề nghị sử dụng. Cần tiến hành nâng và hạ tải khoảng 3 lần để kiểm tra được hoạt động của mọi cơ cấu khác của tải đó.

Khi thử tải động thiết bị cần căn cứ vào loại thiết bị và thực hiện theo đúng quy định. Kết quả thử động khi kiểm tra tời điện đạt yêu cầu khi những bộ phận và cơ cấu của thiết bị hoạt động đúng với tính năng và yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, không có vết nứt và không bị biến dạng.

4.4 Xử lý kết quả sau khi kiểm định tời điện

Sau khi kiểm tra tời điện cần xử lý kết quả lập biên bản kiểm định với các nội dung đầy đủ theo quy định.

4.5 Thời hạn kiểm tra tời điện

Thời hạn để kiểm tra tời điện định kỳ là 2 năm còn với những thiết bị có thời gian sử dụng trên 12 năm thì thời gian để kiểm tra tời điện định kỳ là 1 năm.

Trên đây là quy trình kiểm tra tời điện mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua thông tin đó sẽ giúp bạn nắm được quy trình. Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ thêm thông tin nhé!

5. Đôi nét về Việt Phát

Công ty TNHH SX – TM VIỆT PHÁT là nhà phân phối máy công cụ và thiết bị công nghiệp, thiết bị nâng hạ, dụng cụ thi công, bình nước nóng dự trữ , các thiết bị chuyên dùng được thiết kế và sản xuất tại Anh, Đức, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc.

Quý khách có thể gọi ngay đến hotline 0918.10.81.91 – 0912.200.288 – 0911.020.288 , inbox qua Fanpage, để lại tin nhắn tại website để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm nhé.  Việt Phát hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!!!

Trả lời

Chat FacebookThiết bị công nghiệpMáy nước nóngTư vấn thiết bịTư vấn máy nước nóng